Bộ Quốc phòng có 2 tân thứ trưởng
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.Giá heo hơi hôm nay 15.4.2024: Tăng trở lại
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), về tội nhận hối lộ.Đây là vụ án thứ 2 ông An bị truy cứu hình sự trong thời gian gần đây. Trước đó, tháng 11.2024, ông này bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội nhận hối lộ ở vụ án Xuyên Việt Oil.Theo cáo buộc của Viện KSND tối cao, Công ty Bách Khoa Việt (địa chỉ tại Q.Tân Phú, TP.HCM) được thành lập năm 2007. Bà Trần Thị Loan Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này từ tháng 9.2010 đến tháng 10.2019, sau đó người khác lên thay.Vốn quen biết với ông Nguyễn Lộc An - người có thẩm quyền quản lý mảng xăng dầu, khí đốt, đầu năm 2013, bà Phương liên hệ, nhờ ông An giúp đỡ Công ty Bách Khoa Việt kinh doanh xăng dầu.Để được "ưu ái" trong quá trình kiểm tra điều kiện cấp phép cũng như cấp phép, bà Phương nhiều lần chi hối lộ cho ông An. Trong số này, bà Phương từng trực tiếp đến gặp ông An tại nhà khách Bộ Công thương ở Q.1, TP.HCM, đưa 200 triệu đồng.Đặc biệt, tháng 9.2015, ông An gọi điện cho bà Phương, nhờ "hỗ trợ" 9 tỉ đồng để mua căn nhà to hơn. Biết được "tầm quan trọng" của ông An, bà Phương đồng ý, yêu cầu nhân viên 2 lần chuyển tiền vào tài khoản của vợ ông An, tổng số 9 tỉ đồng.Cáo trạng mô tả rằng, ngày 9.9.2023, khi hành vi đưa - nhận hối lộ giữa 2 người chưa bị phát giác, bà Phương nhận thức được sai phạm của bản thân nên đã chủ động làm đơn tố giác đối với ông An, đồng thời tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.Trên cơ sở tố giác của bà Phương, khoảng 1 tuần sau, công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông An. Kết quả điều tra cho thấy, ngoài 9,2 tỉ đồng của bà Phương, ông An còn nhận hối lộ 5 tỉ đồng của một doanh nghiệp khác, cũng liên quan đến việc cấp phép kinh doanh xăng dầu.Theo quy định tại khoản 7 điều 364 bộ luật Hình sự, người nào đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND hướng dẫn "chủ động khai báo trước khi bị phát giác" là trường hợp hành vi phạm tội chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người đưa hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ mà mình thực hiện.Từ những căn cứ nêu trên, cơ quan tố tụng miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Phương, nhưng tịch thu toàn bộ số tiền 9,2 tỉ đồng mà bà này dùng để đưa hối lộ cho vụ phó thuộc Bộ Công thương.Trường hợp của bà Trần Thị Loan Phương không phải là hiếm, bởi trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, một số cá nhân khác cũng được miễn trách nhiệm hình sự dù đã thực hiện xong hành vi đưa hối lộ. Điển hình như ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Cơ quan tố tụng xác định ông Văn đã đưa hối lộ cho trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn tổng số tiền 5,2 triệu USD, nhằm bưng bít các sai phạm tại ngân hàng này.Quá trình giải quyết vụ án, ông Văn được xác định chỉ làm theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, đồng thời đã chủ động tố giác hành vi của bà Nhàn cũng như hợp tác tích cực với cơ quan điều tra… Do vậy, ông Văn không bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ, chỉ bị đề nghị truy tố 2 tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá cao về chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nói chung và tội đưa hối lộ nói riêng. Điều này sẽ góp phần nâng cao công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Theo luật sư, đưa và nhận hối lộ là những hành vi phạm tội diễn ra "kín", rất khó phát hiện. Nếu "người trong cuộc" chủ động tố giác và khai báo về hành vi của mình, việc điều tra, xử lý sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.Quy định về việc miễn hình sự thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Nhà nước, qua đó bảo vệ và khuyến khích những người dám đứng ra tố giác tội phạm, ngay cả khi bản thân họ là người thực hiện hành vi phạm tội.Dù vậy, bộ luật Hình sự cũng quy định rất chặt chẽ về vấn đề miễn trách nhiệm hình sự cho người đưa hối lộ. Điều kiện tiên quyết là phải "chủ động khai báo trước khi bị phát giác". Ngay cả khi đã chủ động khai báo thì người đưa hối lộ "có thể" chứ không đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự, tức là còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác và sự đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đường xấu hơn ruộng ở thị trấn Nhà Bè
Khu vực 5 là các đơn vị miền Đông Nam bộ và Bình Thuận tổ chức tại TP.Vũng Tàu từ ngày 27 - 30.9
Đức Giáo hoàng đã được đưa vào bệnh viện Gemelli của Rome vào ngày 14.2 sau khi bị tình trạng khó thở trong nhiều ngày. Ông được chẩn đoán mắc viếm phổi kép, tức bệnh viêm phổi ở cả hai lá phổi.Giáo hoàng Francis trong hai năm đã nhiều lần bị ốm. Ông đặc biệt dễ bị nhiễm trùng phổi vì ông đã bị viêm màng phổi khi còn trẻ và đã phải cắt bỏ một phần phổi.
Grandmacore - phong cách thời trang 'bà ngoại' hack tuổi trẻ như thanh nữ
Thủ tướng Greenland ngày 4.2 cho biết nơi này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 3 tới, khi vùng lãnh thổ này đang nằm trong tầm ngắm của Tổng thống Mỹ Donald Trump.Hòn đảo bán tự trị ở Bắc Cực này hiện là một vùng lãnh thổ thuộc Đan Mạch.Tuy nhiên, vào tháng trước, ông Trump cho hay ông muốn giành quyền kiểm soát Greenland vì nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai thác của nơi này và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực quân sự hoặc kinh tế để đạt được mục tiêu trên.Cùng ngày 4.2, các nhà lập pháp ở Greenland đã có động thái cấm các khoản quyên góp ẩn danh và từ nước ngoài cho các đảng phái chính trị, nhằm ứng phó với lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bỏ phiếu sắp tới.Tuần này, Greenland cũng thắt chặt các quy định về đầu tư bất động sản và bất động sản nước ngoài.Giành độc lập từ Vương quốc Đan Mạch dự kiến sẽ là vấn đề trọng tâm trong cuộc bầu cử được ấn định tổ chức vào ngày 11.3. Cả 5 đảng trong quốc hội đều ủng hộ độc lập, trong khi có quan điểm khác nhau về cách thức và thời điểm có thể đạt được mục tiêu này.Đảng đối lập Naleraq, nắm giữ 5 ghế trong quốc hội gồm 31 ghế, muốn cắt đứt quan hệ với Đan Mạch ngay lập tức.Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy phần lớn người dân Greenland sẽ bỏ phiếu ủng hộ độc lập nếu cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngay.Bà Liv Aurora Jensen, ứng cử viên của đảng cánh tả Inuit Ataqatigiit, cho biết nhiều người dân Greenland đang bức xúc vì Greenland kém phát triển, và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các khoản ngân sách từ Đan Mạch.Và chuyến thăm Greenland gần đây của con trai tổng thống Mỹ là ông Donald Trump Jr. - diễn ra sau khi Tổng thống Trump cam kết rằng Greenland sẽ “được hưởng lợi rất nhiều” nếu trở thành một phần của Mỹ - dường như đã chứng minh một điều.“Về chuyến thăm của ông Donald Trump Jr. gần đây, mọi người thực sự bắt đầu nói về độc lập và chúng ta là ai với tư cách là một dân tộc. Và tôi nghĩ đó là một cú sốc đối với Đan Mạch, bạn biết đấy. Tôi nghĩ chính phủ và người dân Đan Mạch đã thức tỉnh, bởi vì quốc gia lớn nhất, cường quốc lớn nhất thế giới đã đến và nói rằng ‘chúng tôi muốn có Greenland vì quý vị không thể chăm lo cho Greenland, không thể giúp nơi đây phát triển'”, bà Jensen nói.Greenland đã nằm dưới sự kiểm soát của Đan Mạch trong nhiều thế kỷ. Năm 2009, hòn đảo này đã được trao quyền tự chủ lớn hơn, bao gồm quyền tuyên bố độc lập khỏi Đan Mạch thông qua trưng cầu dân ý.Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy 45% người dân vẫn phản đối độc lập nếu nó ảnh hưởng tiêu cực đến mức sống - một dấu hiệu cho thấy con đường rời khỏi Đan Mạch có thể không rõ ràng.Đáp lại sự quan tâm của ông Trump, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã tuyên bố rằng Greenland không phải để bán và tái khẳng định hòn đảo vẫn là một phần của Vương quốc Đan Mạch.